Có phải lúc nào nước sôi cũng nóng không?

 Có phải lúc nào nước sôi cũng nóng không?

Nước sôi ở 66° c và chúng ta chấp nhận thực tế đó. Chỉ có điều đáng hoài nghi là làm sao họ lại có thể cảm thấy dễ chịu trong khí quyển loãng này. Tác giả cuốn tiểu thuyết Hecto Secvađa nhận xét rằng hiện tượng tương tự như thế quan sát được ở độ cao 11000 m. Ở đó nước, theo tính toán, sôi ở nhiệt độ 66 °C. Nhưng áp suất khí quyển trong khi đó phải bằng 190 mm cột thủy ngân, đúng bằng một phần tư áp suất bình thường.

Trong không khí loãng đến mức như vậy thì hầu như không thể thở được! Bởi lẽ đó là độ cao của tầng bình lưu! Chúng ta biết rằng các phi công bay đến độ cao này mà không đeo mặt nạ thì sẽ bị ngất đi do thiếu không khí. Vậy mà Secvađac và người cần vụ của ông ta lại cảm thấy bình thường! Cũng may là trong tay Secvađac không có khí áp kế; nêu không thì người viết tiểu thuyết đã buộc phải để cho cái dụng cụ này chỉ không phải con số đó mà nó phải chỉ đúng theo định luật của vật lý.

Nếu như các nhân vật của chúng ta không ở trên Sao Chổi như đã tưởng tượng, mà ở trên Sao Hỏa chẳng hạn, nơi có áp suất khí quyển không quá 60 — 70 mm cột thủy ngân thì họ sẽ phải uống nước sôi nóng không quá 45° C!

 Có phải lúc nào nước sôi cũng nóng không?

 Có phải lúc nào nước sôi cũng nóng không?

Ngược lại, nước sôi rất nóng ở đáy các mỏ sâu dưới đất có áp suất không khí lớn hơn trên mặt đất. Dưới mỏ sâu 300 m, nước sôi ở 101°C, mỏ sâu 600 m—ở 102°C.

Nước trong nồi hơi của máy hơi nước bắt đầu sôi ở áp suất cao hơn mức thường. Thí dụ, khi áp suất là 14 atmôtphe, nước sôi ở 200°C. Ngược lại, dưới cái chụp của máy bơm không khí người ta có thể làm cho nước sôi bùng ở nhiệt độ trong phòng, «nước sôi» chỉ có 200C.

 Có phải lúc nào nước sôi cũng nóng không?
5 (100%) 4 votes