Độ nghiêng cho phép của nhà ở là bao nhiêu

Độ nghiêng cho phép của nhà ở

Độ nghiêng cho phép của nhà ở là bao nhiêu – Độ nghiêng cho phép của công trình

Nhà bị lún, nghiêng là gì? 

Lún, nghiêng là hiện tượng công trình xây dựng, ngôi nhà..  bị chuyển vị thẳng đứng từ trên xuống dưới đất nền. Kéo theo cả móng và bản thân công trình nghiêng theo. Đa phần các công trình xây dựng đều bị lún, trong giới hạn cho phép. Còn nhà nghiêng thì rất nguy hiểm và cần có biện pháp xử lí cho phù hợp. Công trình có thể bị lún nhiều dẫn đến hiện tượng lún lệch. Đặc biệt là khả năng chịu đựng được biến dạng của kết cấu công trình.

Nguyên nhân nào khiến nhà bị lún nghiêng?

+  Trước khi tiến hành xây dựng không khảo sát hiện trạng khu đất và các công trình xung quanh.

+  Do xây nhà trên nền đất yếu và xử lí móng không được đảm bảo.

+  Do yếu tố khách quan: Nhà bị nghiêng do nhà bên cạnh.

+  Nhà bị lún nghiêng do cải tạo nâng tầng.

Cách đo độ nghiêng nhà ở như thế nào?

Để xác định được độ nghiêng đó thì chúng ta cũng có nhiều phương pháp. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến cho bạn tham khảo:

+  Phương pháp thả dọi.

+  Phương pháp chiếu đứng.

+  Phương pháp đo góc.

+  Phương pháp tọa độ.

Độ nghiêng cho phép thường là bao nhiêu?

Theo văn bản quy phạm pháp luật xây dựng hiện hành đã quy định. Thì độ lún tối đa cho phép từng loại nhà và công trình phần lớn từ 8 đến 30cm. Ngoài trị số lún tuyệt đối, còn quy định lượng chênh lệch tối đa cho phép về độ nghiên. Khi ngôi nhà nghiêng quá mức cho phép có thể gây nứt nhà thì gây nguy hiểm phải cải tạo lại.

Lưu ý khi thiết kế nền móng công trình, độ lún của nó phải nhỏ hơn hoặc bằng độ lún cho phép. Giá trị độ lún cho phép này được quy định theo yêu cầu sử dụng hoặc theo tiêu chuẩn. Giá trị của nó thay đổi tùy theo loại công trình. Đối với nhà dân dụng thường là 8 cm, nhà công nghiệp là 20 cm …..

Biện pháp khắc phục nguyên nhân nhà bị lún nghiêng

+  Thuê đơn vị có kinh nghiệm để thiết kế biện pháp thi công nền móng phù hợp với từng hiện trạng khu đất.

+ Thường xuyên tiến hành theo dõi tiến độ và chất lượng gia cố móng. Nhằm hạn chế trường hợp làm ẩu, cắt xén nguyên liệu ảnh hưởng tới chất lượng công trình sau này.

+ Kiểm tra lai kết cấu móng xem nó là móng nông hay móng sâu.

+ Khi phát hiện công trình có hiện tượng nghiêng như thế. Biện pháp tốt nhất là chống lún không cho nghiêng nữa.   

+ Cần có biện pháp chống thành vách bằng cừ thép hoặc cừ bê tông ứng lực. Việc thiết kế tường cừ phải chú ý đến văng chống và neo đảm bảo biến dạng trong phạm vi được phép. Biện pháp thi công phải được Chủ nhiệm dự án phê duyệt để làm cơ sở pháp lý để thực hiện.

+ Sử dụng các giải pháp đơn giản dễ thi công cho hệ thống tường vây..

+ Khi gặp công trình liền kề hiện hữu có nguy cơ sập đổ trong quá trình thi công. Nhà thầu thi công phải nhanh chóng thông qua chủ đầu tư phối hợp với chủ sở hữu đưa ra các giải pháp xử lý.  

Độ nghiêng cho phép của nhà ở là bao nhiêu
5 (100%) 3 votes