Kích thước cửa sổ

Kích thước cửa sổ

Kích thước cửa sổ thông thường là bao nhiêu ?

Như chúng ta đã biết cửa sổ cũng giống như cửa ra vào. Tuy nhiên không phải cứ mở cửa sổ càng to rộng càng hứng được nhiều ánh sáng và không khí trong lành. Vậy kích thước cửa sổ 2 cánh bao nhiêu thì hợp lí?  Hay kích thước cửa sổ thông thường là bao nhiêu ? Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp tất cả các thắc cho bạn đọc. Hãy cùng theo dõi nhé.

Xem thêm Tổng hợp các kích thước cửa chính theo tuổi

                  Kích thước cửa chuẩn phong thủy

Đầu tiên chúng ta tìm hiểu các loại cửa sổ

Các loại cửa sổ 2 cánh phổ biến

Cửa sổ 2 cánh mở quay

  • Là loại cửa sổ mở quay kiểu dáng đẹp bắt mắt, phù hợp với hộ gia đình.
  • Mở theo góc nhỏ hơn hoặc bằng 900.
  • Đóng, mở ra ngoài không ảnh hưởng đến không gian sống.
  • Yêu cầu phải có không gian để mở cánh cửa.

Cửa sổ 2 cánh mở hất

  • Được thiết kế trong các tòa nhà cao tầng. Đáp ứng khả năng chịu sức gió mạnh đảm bảo độ an toàn.
  • Có khả năng đón gió tốt giúp ngôi nhà thông thoáng,mát mẻ.
  • Đối với chung cư, nhà cao tầng, góc mở từ 30 – 45º giúp căn phòng tránh bị gió lùa mạnh.
  • Không gian để mở cánh cửa không yêu cầu quá rộng.
  • Sử dụng cửa sổ 2 cánh mở hất còn tránh được nhược điểm cửa bị xệ cánh khi sử dụng.

Cửa sổ 2 cánh mở trượt

  • Tiết kiệm diện tích cũng như chi phí
  • Đáp ứng xu hướng xây dựng nhà ở hiện nay.
  • Có kích thước không quá lớn và tương đương nhau.
  • Có độ bền cao dễ lắp đặt.
  • An toàn tuyệt đối nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ của công trình.

Kích thước cửa sổ thông thường là bao nhiêu ?

Tùy vào diện tích kích thước mỗi phòng khác nhau sẽ xác định theo tỉ lệ tương ứng. Kích thước cửa sổ cũng phải tương quan với kích thước của cửa chính. Dưới đây là một số kích thước thông dụng của cửa sổ thông dụng. Kích thước tính bằng milimét

kích thước cửa sổ

Kích thước cửa sổ 2 cánh mở quay vào trong

kích thước cửa sổ

Kích thước cửa sổ hai cánh mở quay ra ngoài

Kích thước cửa sổ

Kích thước cửa sổ 2 cánh mở hất ra ngoài

Kích thước cửa sổ

Kích thước cửa sổ 2 cánh mở trượt thông dụng

Thông thường thì phòng có diện tích nhỏ hơn 15 m2 bố trí 1 cửa. Mở 2 cánh, phòng có diện tích lớn hơn 15 m2 thì có thể bố trí loại cửa mở được 3-4 cánh. Hoặc chọn 2 cửa mở hai cánh ,  tùy theo nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Nếu xây dựng ở những khu vực có nhiều nắng gió. Thời tiết khắc nghiệt thì chọn xây cửa nhỏ hơn một chút. Những khu vực thời tiết dễ chịu, nên lưu thông khí thì chọn cửa có kích thước lớn hơn.

Ngoài ra kích thước của cửa sổ còn được tính toán theo tỉ lệ tương ứng với độ sâu của gian phòng theo tiêu chuẩn như sau:

Phòng chỉ một mặt tường có thể mở được cửa sổ. Thì chiều cao thông thủy khung cửa sổ phải nằm trong phạm vi ½ chiều sâu hiệu quả gian phòng. Chẳng hạn, chiều sâu của gian phòng là 2m. Chiều cao thông thủy tương ứng của cửa sổ nằm trong khoảng 85cm – 97cm.

Về mặt phong thủy, số cánh cửa còn gắn với một số quan niệm dân gian như sau:

  • Cửa 2 cánh gọi là nghênh phúc “trường thọ”,
  • Cửa 3 cánh gọi là “tam dương khai thái”,
  • Cửa 4 cánh gọi là “tứ quý”…;
  • Cửa 1 cánh thường được thiết kế ở tầng hầm, trên tường hướng bắc hoặc những nơi âm u, gọi là “cửa sổ bối âm”, bần hàn.

Lựa chọn kích thước cửa theo đúng phong thủy

Khi quyết định xây nhà, việc thiết kế đúng phong thủy sẽ khiến gia chủ làm ăn tốt hơn. Đặc biệt phải chú ý đến việc lựa chọn kích thước các loại cửa chính. Cửa cổng, cửa nhà vệ sinh… 

Một số điều nên làm trong việc lựa chọn kích thước cửa

– Các cửa từ ngoài vào trong nhỏ dần theo dạng loa kèn là phù hợp. Lưu ý kích thước cửa là điều quan trọng, một cửa ra vào phải tương đương vừa cỡ với căn nhà hay kích thước từng phòng.

– Một cái cửa nhỏ thì không đủ chỗ cho khí tốt đi vào. Một cái cửa lớn quá rộng ở trong nhà hay trong phòng khí tràn ngập vào phòng cho nên của cải và dịp may có vào bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng không thể giữ được bền bỉ.Những điều kiêng kỵ

Một số điều không nên làm trong việc lựa chọn kích thước cửa

– Nếu nhà có sân, tâm cửa ngoài (cổng) và cửa chính không nối thành một đường thẳng là hung. Vì vậy nên bố trí lệch nhau, theo nguyên tắc “Hỷ hồi truyền nhi kỵ trực xung”.

– Tránh để một hành lang nhỏ có nhiều cửa ra vào, mỗi cửa là một cái “mồm” khác nhau với tiếng nói riêng của nó.

– Một cửa ra vào cuối hành lang dài sẽ làm dòng khí di chuyển nhanh, điều này làm sức khỏe người nhà nguy hiểm.

– Nên tránh đặt ba cửa ra vào và cửa sổ hay nhiều hơn nữa trong một loạt nối tiếp nhau.

Một số kích thước các loại cửa được dùng trong xây cất hoặc tu tạo nhà ở.

1. Cửa chính ở tầng trệt hoặc trên lầu:

+ Cao: 2,30 – 2,52 – 2,72 – 2,92 (mét).

+ Rộng: 1,46 – 1,62 – 1,90 – 2,32 – 2,46 – 2,92 – 3,12 – 3,32 – 3,72 – 4,12 – 4,56 – 4,80 (mét).

2. Cửa 1 cánh, cửa 2 cánh, cửa hậu hoặc cửa phụ:

+ Cao: 2,10 – 2,30 – 2,52 – 2,72 (mét).

+ Rộng: 0,81 – 1,07 – 1,25 – 1,46 – 1,90 – 2,12 (mét).

3. Cửa thông phòng: cửa này thường không có cánh, có thể phủ rèm thưa, treo màn

+ Cao: 1,90 – 2,10 – 2,12 (mét).

+ Rộng: 0,80 – 1,06 – 1,22 (mét).

4. Cửa phòng ngủ của gia chủ.

+ Cao: 1,90 – 2,10 – 2,30 (mét).

+ Rộng: 0,82 – 1,04 – 1,24 (mét).

5. Cửa phòng ngủ con trong tuổi còn đi học.

+ Cao: 1,90 – 2,10 – 2,30 (mét).

+ Rộng: 0,82 – 1,06 – 1,26 (mét).

6. Cửa phòng tắm và phòng vệ sinh.

+ Cao: 1,90 – 2,10 – 2,30 (mét).

+ Rộng: 0,68 – 0,82 – 1,02 (mét).

7. Phòng con đã có việc làm và phòng khách vãng lai.

+ Cao: 1,90 – 2,10 – 2,30 (mét).

+ Rộng: 0,85 – 1,05 – 1,2 (mét).

8. Cửa nhà xe và cửa nhà kho: 

Kích thước nên tính tương ứng với kích thước của chính tầng trệt nhưng nhỏ hơn một nấc trên thước lỗ ban.

9. Cửa sổ: 

Tùy nghi sử dụng, không theo kích thước địa lý, vì cửa sổ không phải là cửa xuất nhập, cửa đi ra vào. Thông thường tổng diện tích cửa sổ bằng 3 lần tổng diện tích cửa chính.

10. Cửa cổng ngõ: 

Khi nào có đà ngang xây trên 2 đầu trụ cổng thì mới theo kích thước địa lý. Còn cổng không có đà ngang thì không cần theo kích thước địa lý.

Xem thêm Thước lỗ ban là gì trong việc xây dựng sửa chữa nhà

Kích thước cửa sổ
5 (100%) 3 votes