Tính lún theo phương pháp cộng lún từng lớp

phương pháp cộng lún từng lớp

Tính lún theo phương pháp cộng lún từng lớp

Tính lún theo phương pháp cộng lún từng lớp

Tính độ lún ổn định theo phương pháp cộng lún từng lớp là một chương trình rất hữu ích dành cho các bạn học sinh và sinh viên ngành xây dựng. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn nên tìm hiểu về phương pháp này bởi sự cần thiết của nó khi làm móng xây nhà.

1.    Khái niệm

Lún là công trình bị chuyển vị thẳng đứng từ trên xuống dưới của đất nền, kéo theo móng và cả bản thân công trình, thường được đo bằng milimét.
Lún lệch hay còn gọi lún tương đối là chuyển vị thẳng đứng không đều đưa đến chuyển vị ngang gây nghiêng nhà. Tiêu chuẩn và quy phạm xây dựng định sẵn độ lún tối đa cho phép từng loại nhà và công trình (phần lớn từ 8 đến 30 cm). Ngoài trị số độ lún tuyệt đối, còn quy định lượng chênh lệch tối đa cho phép về độ lún tương đối của các điểm trong nền, độ nghiêng, v.v…

2.    Nguyên nhân gây lún

•    Có 2 nguyên nhân chính thông thường nhất:

+ Do Công trình được đặt trên nền đất có sự chênh lệch về địa tầng => khả năng chịu lực của 2 miền này khác nhau=> độ lún khác nhau dẫn đến có thể gây nứt hoặc xé tường.
+ Do Công trình có 2 khối khác nhau rõ rệt về trọng lượng, trường hợp này cũng gây lún lệch.

•    Những trường hợp gây lún nứt công trình
– Thiết kế : 

Khi thiết kế kết cấu không lường hết được các yếu tố, chung nhất là tính sai lực lún xuống nhiều mà giải quyết móng không hợp lý.

– Khảo sát :

Không khảo sát kỹ mà vẫn xây trên khu vực đất yếu hoặc sử dụng vật liệu không đúng chuẩn và thi công không đúng quy trình

– Cấu tạo sai :

Dùng cát phủ trên đầu cừ tràm là một việc làm tai hại, nhất thiết phải đặt đầu cừ tràm vào lớp bê tông lót để lực đứng và lực ngang truyền từ móng sang khối cừ tràm, để móng và cừ tràm tạo thành một khối chịu lực, không có lớp cát đệm trung gian.

– Một số nguyên nhân khác gây lún có thể kể đến là do dùng loại bê tông lót đá 4 – 6. Trong thực tế lớp bê tông này thường làm “qua quít” bằng việc xếp đá rồi dùng vữa xi măng tô lên phía trên, đầm tay sơ sài, gây nhiều lỗ rỗng, có thể tạo ra sự lún do lớp lót, vì đất dưới đáy móng chui lên chiếm chỗ rỗng trong bê tông đá 4-6. Không được dùng bê tông gạch vỡ làm móng vì chất lượng gạch còn kém hơn đá 4-6.

– Thi công – lún kiểu domino khi xây chen: 

Ngoài ra, thi công “qua loa”, không đúng kỹ thuật hay làm gian dối cũng là những nguyên nhân gây lún.

– Khô hạn bề mặt lớp đất nền :

 Hạn hán kéo dài làm mất đi ẩm độ trong đất nền do sự bốc hơi, đất nền trở nên khô ráo. Điều này dẫn đến sự co giảm thể tích. Mức độ co giảm không bao giờ đồng nhất vì sự khác biệt giữa các khối và các lớp đất nền; hoặc vì kết cấu kiến trúc cản trở sức nóng mặt trời, làm ảnh hưởng đến đất nền một cách không đồng đều.Trong nhiều trường hợp, hậu quả hư hỏng xảy ra sau một thời gian rất dài, làm cho việc xác định chính xác nguyên nhân thật là khó khăn.

– Rò rỉ từ ống nước, mương và cống : 

Dòng nước chảy ngầm trong khu vực thậm chí không kề cận với kết cấu kiến trúc cũng gây ảnh hưởng bởi tác-động thẩm-thấu bảo-hoà đến nền móng, làm giảm cơ tính của vật liệu, mất đi khả năng phân bố đẳng lực cho khối tải trọng bên trên, dẫn đến sự lún vi sai.

– Hố đào : 

Hố đào kế cận kết cấu kiến trúc, đặc biệt ở vùng đất rời (cát và sỏi), có thể gây lở và lún nếu không cẩn thận. Bơm Uretek để kết cấu đất cát rời thành một khối chắc chắn, tránh vật liệu bị phân rã ra.

– Nền móng không tương xứng :

Sự bất đồng tương xứng giữa tải trọng tác động lên nền móng và sức chịu của đất nền thường là nguyên do gây ra lún nền.

– Đất bồi :

Khi đất nền bị dời hay xáo trộn trong quá trình xây dựng, nền đất có thể mất đi khả năng chịu tải. Sự lún vi sai do tính dị biệt trong đất nền dẫn đến các vết nứt mà có thể nhiều năm mới thấy rõ.

3. Phương pháp cộng lún từng lớp

Trong việc tính toán lún cố kết của nền đất có rất nhiều phương pháp trong đó có một phương pháp được sử dụng khá nhiều đó là: Phương pháp tính lún phân tầng lấy tổng, theo phương pháp này bề dày của 1 lớp được phân thành nhiều lớp con có bề dày là hi=Hđy/n: trong đó:
. + hi= bề dày phân lớp thứ i.
. + Hđy: bề dày của lớp đất yếu
. + n: số phân lớp

Tính lún theo phương pháp cộng lún từng lớp
4.6 (91.11%) 9 votes