Như chúng ta thấy, công nghệ sử dụng thạch cao hiện nay đã phát triển mạnh mẽ, với nhiều loại nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng của người dùng để đạt hiệu quả cao nhất.
Việc sử dụng thạch cao như thế nào cho đúng và phù hợp có ý nghĩa quan trọng. Không chỉ giúp trần thạch cao có thể đảm bảo được cả yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật. Mà chúng còn có tác dụng chống cháy, chống ồn và chịu nhiệt tốt. Bài viết này Thiết Kế Xây Dựng Nhà chia sẻ cho các bạn một số loại trần thạch cao sử dụng cho tòa nhà, nhà ở, văn phòng …
Hệ khung trần nổi.
Trần nổi là bộ phận của công trình có tác dụng bao che, cách nhiệt và trangtrí nội thất. Hệ thống khung trần nổi sẽ thấy được khung viền phối với tấm trần trước và sau khi công trình hoàn thiện.
Cấu tạo hệ khung trần nổi:
Thanh chính: là thanh chịu lực chính, được treo lên trần bằng các cụm ty treo và tăng đơ.
Thanh phụ: là thanh được liên kết với thanh chớnh để tạo thành kiểu dáng theo đúng yêu cầu thiết kế.
Thanh viền tường: thanh viền tường được liên kết với tường hoặc vách ngăn.Các tấm trang trí: Các tấm trần sẽ được đặt lên các hệ thanh (chính, phụ, viền tường) tạo thành bề mặt trần trang trí.
Hệ thống trần nổi (Trần thả).
Hướng dẫn lắp đặt và hoàn thiện trần thạch cao :
Sau khi hoàn chỉnh phần mái, chuẩn bị các vật liệu cần thiết để lắp đặt trần. Bao gồm những bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác định độ cao trần và lấy mặt phẳng trần bằng nivo, đánh dấu mặt phẳng. Thông thường dấu được đánh cao độ ở mặt dưới tấm trần.
Bước 2: Lắp đặt khung có thể dùng búa định hoặc khoan để cố định thanh viền tường bằng đinh bê-tông. Hoặc vít nở với định khoảng không quá 300 mm tùy theo loại tường, vách.
Bước 3: Xác định khoảng cách giữa các điểm treo hệ thống khung xương không quá 1200 mm.
Bước 4: Xác định khoảng cách của các thanh chính (thanh dọc). Sao cho phù hợp với hướng các điểm treo trên mái theo khoảng cách tiêu chuẩn qui định và đo độ phẳng của khung.
Bước 5: Liên kết các thanh phụ (thanh ngang) với thanh chính với khoảng cách tiêu chuẩn đã định.
Bước 6: Thả tấm lên các ô giữa thanh chính và thanh phụ, chỉnh sửa và hoàn thiện.
Hệ khung trần chìm
Là một bộ phận của công trình góp phần bao che, cách âm, cách nhiệt và để xử lý những khiếm khuyết trong xây dựng trang trí nội thất. Hệ thống khung trần chìm sẽ được bao phủ bằng tấm thạch cao bên ngoài sau khi công trình hoàn thiện.
Cấu tạo hệ khung trần chìm:
Thanh chính: là thanh chịu lực chính được treo lên trần bằng các cụm ty treo hoặc tăng đơ.
Thanh phụ: được liên kết với thanh chính và tiếp xúc trực tiếp với tấm trần.
Thanh viền: Là thanh được liên kết giữa tường hoặc vách với thanh chính và phụ.
Tấm thạch cao: Các tấm trần sẽ được liên kết với các thanh chính, phụ và thanh viền tường phủ hệ khung xương tạo thành bề mặt trần.
Phụ kiện: Dùng để liên kết các thanh và tấm trần với nhau tạo thành hệ trần chìm hoàn chỉnh.
Hướng dẫn lắp đặt và hoàn thiện hệ trần chìm:
Sau khi hoàn thiện phần mái và trần, cần chuẩn bị các vật liệu và tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xác định độ cao trần bằng cách lấy dấu chiều cao bằng ống nước nivo, đánh dấu mặt bằng trần. Thông thường nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần.
Bước 2: Tuỳ thuộc vào loại trần mà ta cố định thanh viền tường bằng búa đinh hay khoan và định khoảng lỗ đinh chốt không quá 300 mm.
Bước 3: Phân chia lưới thanh chính bằng việc xác định khoảng cách phù hợp với các điểm ty treo theo khoảng cách đã định và khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1200 mm.
Bước 4: Thanh chính được liên kết với ty zen của điểm treo tạo ra khung dọc Khoảng cách giữa các thanh dọc tối đa là 1000m.
Bước 5: Liên kết các thanh ngang với các thanh dọc (thanh chính) bằng cách gài mép của thanh ngang vào cá của thanh chính.
Bước 6: Lấy mặt phẳng của dàn khung và bắt tấm vào thanh ngang bằng đinh vít. Các mũ vít phải chìm vào mặt tấm.
Bước 7: Hoàn thiện các mối nối tấm và làm phẳng
Mục Lục Bài Viết