Lanh tô là gì ? Tìm hiểu về lanh tô trong thiết kế xây dựng nhà xưởng
xin chào các bạn trong xây dựng chúng ta thường nghe nói đến lanh tô. Nhưng không hiểu lanh tô nó là gì? Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ cho bạn một số thông tin khái niệm về lanh tô. Cũng như tìm hiểu ứng dụng của nó trong thiết kế xây dựng nhà. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Khái niệm lanh tô là gì ?
Trong xây dựng lanh tô là bộ phận dầm tường bằng gạch, bê tông cốt thép hoặc các loại thép định hình. Để đỡ khối tường tạo nên những lỗ cửa trên mặt tường. Tuy theo điều kiện làm việc của nó mà lanh tô có thể là chịu lực hoặc không chịu lực. Hiện nay lanh tô có nhiều loại khác nhau tùy vào khẩu độ khác nhau, tải trọng khác nhau và hình dáng của lỗ tường mà chủ thầu lựa chọn loại lanh tô phù hợp.
Một số loại lanh tô chúng ta thường gặp nhất
Lanh tô gạch cốt thép.
Lanh tố cuốn.
Lanh tô gỗ….
Tìm hiểu lanh tô cốt thép
Khái niệm Lanh tô gạch cốt thép: Đây là loại lanh tô được xây tương tự như xây gạch thông thường. Tuy nhiên phải dùng loại vữa xi măng cát mác 50. Trên cốp pha chúng ta phủ một lớp vữa xi măng cát mác 50 dày 2 đến 3 cm. Ở giữa đặt thép tròn đường kính d = 6mm hoặc thép bản 20x1mm. Thông thường cứ ½ gạch đặt một cốt thép. Hai đầu cốt thép uốn cong lại đặt sâu vào tường ít nhất 1 – 1,5 gạch. Sau đó phía trên dùng vữa xi măng xây 5 – 7 hàng gạch, với độ cao không được nhỏ hơn ¼ chiều rộng lỗ tường.
Hiện nay loại lanh tô này thường được áp dụng đối với những lỗ cửa có chiều rộng nhỏ hơn 2m. Không chịu ảnh hưởng của lực chấn động và thường là loại lanh tô không chịu lực hay chỉ chịu tải trọng nhỏ. Lưu ý khi tải trọng của lanh tô lớn, chiều rộng lỗ cửa lớn hơn 2m thì cốt thép phải lấy theo tính toán và bố trí tuân theo quy phạm kết cấu.
Tìm hiểu lanh tô xây vỉa đứng
Loại lanh tô xây vỉa đứng thường được xây dưới dạng gạch trần để trang trí.
Xây tường hai bên cửa lên đến cao trình đặt lanh tô thì dừng lại. Ca sau tiến hành xây biên cuốn, biên cuốn cách mép cửa 2 – 3cm để lại một cái bậc gọi là vai cuốn. Nếu cửa không khuôn phải lắp dựng cốp pha để đỡ cuốn trong quá trình xây và cho đến khi lanh tô đạt cường độ cần thiết theo bảng 1.1 mới được tháo ván khuôn. Ván khuôn được gia công có chiều rộng bằng chiều dày tường, chiều dài ngắn hơn chiều rộng cửa l cm, đặt cao hơn điểm đặt lanh tô 1,5 đến 2cm.
Đo chiều dài lanh tô và tính toán sao cho số lượng các viên gạch đứng của cuốn là con số lẻ, chúng đối xứng với nhau qua tâm cuốn. Tùy theo số gạch đã tính toán mà vạch số viên gạch và vữa lên cốp pha.
Trước khi xây tưới ẩm ván khuôn và gạch, chọn những viên gạch có bề mặt đẹp phô ra ngoài để xây, rải một lớp cát lên ván khuôn và tưới ẩm cát để tạo độ vồng thi công, ở giữa dày 20mm, hai đầu dày 5mm.
Xây đồng thời từ hai đâu lanh tô vào giữa, cho vữa vào giữa viên gạch, dùng tay áp chặt viên gạch vào biên cuốn, viên gạch phải thẳng góc với cốp pha. Viên cuối cùng nằm chính giữa cuốn gọi là “viên khóa”, cho vữa vào cả hai mặt viên khóa rồi nhét chặt vào, xây xong làm sạch mặt gạch, sửa mạch vữa rồi tiến hành bắt mạch, lau sạch mặt gạch.
Cuốn xây phải thật đối xứng, vữa phải đông đặc, no đều, các viên gạch phải áp chặt vào nhau, mặt phẳng cuốn phải thật phẳng ăn với mặt tường (khi xây nên căng dây để làm chuẩn) mép trên và mặt dưới của lanh tô phải ngang bằng.
Tìm hiểu lanh tô cuốn vòm
Trong lanh tô cuốn vòm thì loại gạch xây phải là gạch loại A, được chọn lựa kỹ. Gạch có thể được gia công trước phù hợp với từng vị trí xây. Khi đó mạch vữa có dạng hình chữ nhật, chiều dày đều nhau, trung bình dày 10mm (8 < δmv <15). Tất cả các viên gạch xây đều phải hướng vào tâm vòm.
Trường hợp gạch xây cuốn không được gia công trước thì mạch vữa có dạng hình nêm (đầu nhỏ không nhỏ hơn 5mm, đầu lớn không lớn hơn 25mm). Gạch phải được ngâm nước kỹ trước khi xây. Vữa xây cuốn là vữa xi măng, mác vữa lấy theo thiết kế, vữa phải dẻo, mạch vữa phải thật no đầy. Một viên gạch non bị vỡ hay một số mạch vữa kém no có thể làm cuốn bị nứt, đổ.
Đây là một hình thức chuyển trạng thái làm việc từ chịu kéo sang chịu nén để phù hợp với khả năng chịu lực của gạch. Lực đẩy của chân các lanh tô trên các lỗ cửa trung gian triệt tiêu lẫn nhau. Lực đẩy của chân các lanh tô trên các lỗ cửa biên tại các góc truyền vào các mảng tường góc nhà, với các cuốn đơn cũng vậy. Do đó chỉ tiến hành xây cuốn khi phần tường đỡ chân các cuốn đạt cường độ cần thiết (ít nhất 7 ngày).
Ván khuôn đỡ cuốn phải được gia công lắp dựng chính xác, đúng đường cong của cuốn; kết cấu ván khuôn phải vững chắc, ổn định, dễ lắp, dễ điều chỉnh và tháo dỡ. Sau khi lắp dựng ván khuôn (Hình 1.66), đo chiều dài từ đỉnh xuống chân cuốn, tính toán số lượng các viên gạch, chiều dày các mạch vữa sao cho viên khóa nằm đúng trục tâm cuốn. Nếu gạch xây được đẽo dạng hình nêm phải xếp thử trên mặt bằng, chỉnh sửa và đánh dấu thứ tự từng viên. Trên mặt ván khuôn cũng phải vạch và đánh dấu vị trí từng viên gạch cho khớp với tính toán.
Xây cuốn đối xứng từ hai biên cuốn lên đều, xây hai viên chân cuốn thật chuẩn, viên gạch hướng vào tâm cuốn. Xây viên khóa phải ướm và chém gạch theo hình nêm, phết vữa vào hai mặt bên của viên khóa, đặt theo phương thẳng đứng và chèn căng. Xây cuốn xong phải che đậy, bảo dưỡng cuốn, không để mưa xói vào mạch vữa, nắng làm nứt mạch vữa.
Tháo dỡ ván khuôn cuốn phải tôn trọng thời gian cho phép tháo và trình tự kỹ thuật tháo. Việc tháo dỡ phải nhẹ nhàng, trước khi tháo toàn bộ, tháo nêm, hạ ván khuôn từ 10 – 15cm. Sau đó kiểm tra toàn bộ cuốn, nếu không có hiện tượng nứt, sập cuốn mới tháo nốt.
Mục Lục Bài Viết