Sê nô là gì ? Khái niệm sê nô trong xây dựng
Khái niệm Sê nô là máng hứng nước mưa ở trên mái nhà. Đa phần sê nô hiện nay được xây bằng bê tông cốt thép. Kích thước của chúng phụ thuộc vào kích thước của phần mái. Hiểu một cách khác là mái nhà dài bao nhiêu thì sê nô sẽ ăn theo bấy nhiêu. Sê nô thường có tiết diện (mặt cắt ngang) là hình chữ U. Độ dốc trong lòng máng rơi vào khoảng từ 0,1 đến 0,2% nghiêng về phía lỗ thoát nước.
Có rất nhiều loại sê nô. Ví dụ như sê nô xây dư ra bên ngoài tường hoặc sê nô ẩn vào bên trong tường. Chúng thường được xây liền với thanh dầm, thành bên ngoài thường được xây thấp hơn thành bên trong để nước mưa không bị tràn ngược vào nhà. Kích thước các loại sê nô phụ thuộc vào khẩu độ mái nhà cũng như lượng mưa. Tiết diện thường là hình chữ U.
Vị trí khe lún Sê nô
Khe lún tách công trình từ móng đến mái nhà đối với mái bằng thì lớp bê tông phải được đổ thẳng gờ suốt dọc khe lún dày 40, cao 100, rồi xây bờ gạch hai phía khe lún, trên bờ gạch đậy mũ khe lún bằng tôn hoặc tấm đan bê tông cốt thép. Nếu nhà hai bên có khe lún cao thấp khác nhau thì lớp bê tông của mái phía thấp cũng phải làm gờ cao lên 100. Phía trên phải có tôn che suốt dọc của gờ này.
Vị trí khe co dãn nhiệt độ
Vị trí của các khe co dãn mái nhà được bố trí thích ứng với việc cấu tạo các khe khe co dãn của toàn bộ công trình. Với các bộ phận nhỏ, dài và mỏng thuộc mái nhà như mái đua, mái hắt, mái hiên, sênô… cần bố trí khe co dãn với khoảng cách từ 8-12m. Ngoài việc đảm bảo dãn nở tự do, khe co dãn cần phải được chông thấm, chống dột theo đúng cách.